In lụa là gì? Phân loại các kỹ thuật phổ biến? Quy trình in lụa thực hiện như thế nào? Là những thắc mắc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu bạn cũng đang quan tâm tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật, công nghệ in ấn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết ngay sau đây các bạn nhé!

I. In lụa là gì?

In lụa là một kỹ thuật in truyền thống, sử dụng khuôn in định hình hình sau đó dùng thanh gạt tán đều mực in lên bề mặt sản phẩm thông qua lưới in.

Sở dĩ được gọi là in lụa bởi vì từ đầu kỹ thuật in này sử dụng tơ lụa để làm vật ngăn cách giữa vật liệu cần in và mực in. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường thì tơ lụa đã dần thay thế bằng nhiều chất liệu khác như vải cotton, vải bông, vải sợi hóa học hoặc là kim loại nên còn được gọi là in lưới.

In lụa là gì

(In lụa là gì?)

II. Các kỹ thuật in lụa phổ biến

Trong in ấn, kỹ thuật in lụa sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau. Để mọi người dễ hình dung hơn, bao bì Thành Tiến Đà Nẵng sẽ nêu chi tiết về từng tiêu chí phân loại này.

1. Dựa cách thức khuôn in

a. Khuôn in lụa thủ công

Phương pháp này được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, không có sự hỗ trợ của máy móc. Do đó, từ khâu lên khung in tới gạt mực, sấy khô hoàn thiện đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề của người thợ phải thật chuyên nghiệp. Vì vậy, kỹ thuật in lụa thủ công tốn khá nhiều thời gian và chỉ phù hợp với in số lượng nhỏ.

In lụa là gì

(In lưới thủ công)

b. Khuôn in lụa bán thủ công

Phần lớn các thao tác đều được thực hiện thủ công nhưng có kết hợp vận dụng máy móc trong một số công đoạn để đảm bảo chất lượng thành phẩm đẹp đều và công suất ổn định. Cách in này rút ngắn được nhiều thời gian và tiết kiệm chi phí nhân công so với in lụa thủ công.

c. Khuôn in lụa tự động

Kỹ thuật in này thực hiện hoàn toàn dựa trên máy móc hay còn được gọi in lụa gia công. Phương thức in này đảm bảo năng lực sản xuất cao, tiến độ hoàn thành đơn hàng nhanh và thường áp dụng cho các đơn hàng lớn.

In lụa là gì

(Máy in lụa)

2. Dựa vào hình dạng khuôn in

  • Khuôn in lụa lưới tròn

Khuôn in lưới tròn thường được sử dụng để in ấn lên các vật liệu có đường cong như: In lên chén bát, gốm sứ, in lên thủy tinh,…

  • Khuôn in lụa lưới phẳng

Khuôn in lưới phẳng có cấu tạo dạng tấm và thường thực hiện phổ biến lên các vật liệu dạng mềm hoặc bề mặt phẳng như giấy, vải, cao su…

3. Dựa vào phương pháp in

  • In lụa trực tiếp: áp dụng khi in sản phẩm có màu trắng hoặc vàng.
  • In lụa phá gắn: là phương pháp in cho sản phẩm có sẵn màu nền, giúp đảm bảo hình ảnh, màu sắc được in lên rõ ràng và không bị lem, nhòe màu.
  • In lụa dự phòng: là phương pháp thay thế khi in lụa phá gắn trên sản phẩm nền màu không thực hiện được.

III. Những dụng cụ sử dụng khi in lụa

Dưới đây là một số dụng cụ cơ bản để in lưới mà các bạn chưa biết:

In lụa là gì

(Công cụ in lụa)

  • Vật liệu cần in

Chuẩn bị những loại vật liệu in lụa theo yêu cầu như cao su, vải, giấy, kim loại, gỗ, thủy tinh…

  • Khuôn in lụa

Khung in lụa thường được làm bằng gỗ hoặc nhôm và có dạng hình chữ nhật hay hình vuông tùy chọn sao cho phù hợp với kích thước hình in. Khuôn in lụa cũng là nơi chứa mực in, giúp mực in thẩm thấu qua vật liệu in, bám chắc tạo ấn phẩm.

  • Lưới in lụa

Lưới in quyết định chất lượng và độ mịn của thành phẩm. Dựa trên loại vật liệu cần in là giấy, nhựa, hay vải… để chọn ra loại lưới có độ rộng mắt lưới, đường kính sợi lưới phù hợp. Lưới in có thể làm từ các loại chất liệu như cotton, kim loại, lụa tơ.

  • Mực in

Mực in lụa rất khác với những loại mực của các kỹ thuật in ấn khác. Mực in sử dụng cho in lụa thường có những màu đơn sắc cơ bản và được pha trộn để tạo thành những màu in đúng mẫu. Trong quá trình pha chế, mực in phải đảm bảo có độ dẻo nhất định.

  • Thanh gạt

Thanh gạt còn được gọi là dao gạt mực in lụa và được làm từ chất liệu gỗ, có kích thước phụ thuộc vào kích thước vật liệu mẫu in và dùng để gạt mực in trên lưới lụa.

  • Bàn in lụa

Bàn in lụa có bề mặt mịn, phẳng đều, là công cụ để đặt và cố định vật liệu cần in ấn.

IV. Quy trình in lụa là in như thế nào?

Để tạo ra một bao bì đẹp, chất lượng, sắc nét, hoàn hảo thì quá trình in lưới rất khắt khe và trải qua 5 công đoạn như sau:

In lụa là gì

(Quy trình in lụa)

Bước 1: Chuẩn bị khung in lụa và pha keo

Khung in được chuẩn bị thường có hình chữ nhật và được làm bằng gỗ hoặc kim loại. Tiến hành rửa sạch và phơi khô khung. Pha keo theo tỷ lệ phù hợp đảm bảo độ dính chắc, sau đó phết lên khuôn lưới để bịt kín các phần tử không in.

Bước 2: Chụp phim và tạo khuôn in

Sau khi có bảng phim, tiến hành phủ keo chụp bảng lên bề mặt lớp lưới và sấy khô hoàn toàn. Đặt bảng phim lên mặt lưới đã được phủ keo và chụp bản dưới ánh sáng.

Khâu này cần chuẩn bị các dụng cụ như phim chụp, bàn chụp, khung chụp bản, keo chụp bản… đế tiến hành chụp phim bằng ánh đèn trắng hoặc dưới ánh nắng mặt trời và tạo khuôn.

Bước 3: Pha mực in

Chọn loại mực in và màu mực phù hợp với vật liệu, bản thiết kế. Tiến hành pha mực sao cho đảm bảo mực nước in lụa có độ nhớt độ sệt vừa đủ đảm bảo lên hình thấm nhanh, không gây bết dính.

Bước 4: Thực hiện in

Đặt vật liệu in lên bàn in, căn chỉnh vị trí và lắp khuôn in vào cố định. Cho mực in vào khuôn, kéo thanh gạt để mực in thấm qua lưới in lụa và lặp lại 2 lần.

Bước 5: Sấy khô thành phẩm

Cuối cùng, sản phẩm in hình xong sẽ được sấy khô lập tức bằng đèn hoặc máy hồng ngoại để lớp mực khô nhanh, không bị lem nhòe.

In lụa là gì

(Sản phẩm in lụa)

V. Ưu và nhược điểm in lụa

Ưu và nhược điểm trong kỹ thuật in lụa
Ưu điểm Nhược điểm
  • Không cần đầu tư nhiều máy móc hiện đại
  • In được trên nhiều bề mặt vật liệu đa dạng, chất lượng hình ảnh bóng đẹp
  • Màu sắc đa dạng, có thể chọn lựa theo mong muốn và không giới hạn số lượng màu
  • Phù hợp in số lượng ít tiết kiệm chi phí
  • Mất nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị khuôn và in ấn
  • Không thực hiện được trên file ảnh, bắt buộc phải thiết kế file vector
  • Chỉ in được các màu đơn sắc, hình ảnh không cầu kỳ chi tiết
  • Sản phẩm in lụa phụ thuộc hoàn toàn tay nghề và kinh nghiệm của người thợ nên chất lượng thành phẩm không ổn định, thường dễ mắc phải những lỗi như in không đều màu, màu in đứt gãy, dây lem màu…

VI. Ứng dụng in lụa phổ biến trong cuộc sống 

Hiện nay, kỹ thuật in lụa được sử dụng phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây, sẽ là một số lĩnh vực sản phẩm thường áp dụng phương pháp in ấn thông dụng này:

1. In lụa áo thun

In lụa là gì

(In áo thun)

2. In lụa bao bì giá rẻ, in số lượng ít

in lụa là gì

(In lụa bao bì túi nilon)

3. In lụa gia công bảng hiệu

In lụa là gì

(Bảng hiệu in lụa)

4. In lụa trên ly, cốc

In lụa là gì

(In lụa trên ly)

5. In lụa gia công trên giấy

In lụa là gì

(In ảnh lụa, in thiệp bằng phương pháp in lụa)

Ngoài các sản phẩm được nêu trên đây thì in lụa còn được dùng để gia công in đa dạng các chất liệu, sản phẩm khác như túi vải, bình nước, bề mặt gỗ… cũng vô cùng hiệu quả.

Xem thêm các kỹ thuật in ấn khác tại đây:

VII. Xưởng sản xuất, in lụa gia công bao bì tại Đà Nẵng

Nếu bạn đang tìm kiếm xưởng sản xuất bao bì nhựa in lụa với giá rẻ thì công ty Bao Bì Thành Tiến Đà Nẵng sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành in lụa bao bì giá rẻ, chất lượng tại Việt Nam. Với lợi thế là xưởng in ấn bao bì nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sở hữu một hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong nghề:

  • Tư vấn chi tiết về mẫu mã, kích thước, số lượng, giá cả.
  • Nhận in ấn và thiết kế logo, hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.
  • Giá cả phù hợp, giao hàng nhanh tại Đà Nẵng, hỗ trợ giao toàn quốc.
  • Hỗ trợ đổi trả và hoàn tiền khi sản phẩm bị lỗi, không đúng với cam kết.

In lụa là gì

(Xưởng in lụa)

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được In lụa là gì? và những đặc điểm, quy trình và kỹ thuật của in lụa chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Nếu bạn muốn đặt hàng in lụa trên bao bì nhựa, hãy liên hệ ngay với bao bì Thành Tiến Đà Nẵng  để được tư vấn đặt hàng:

CÔNG TY BAO BÌ THÀNH TIẾN ĐÀ NẴNG

  • Địa chỉ liên hệ:
    • Đà Nẵng: 250 Trần Cao Vân, Tam Thuận, Thanh Khê, Đà Nẵng
    • TPHCM: 197 Lê Cao Lãng, Phú Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số hotline: 0909 906 012
  • Email đặt hàng: info@inthanhtien.com